top of page

TDKQ [3]: Bình yên, Điềm tĩnh và Hài hòa.

Updated: Sep 19

Tranh minh họa: ‘Âm nhạc trong khu vườn', bởi Cesare Auguste Detti (1847–1914).


Trong số các trạng thái tinh thần đúng đắn, thái độ bình yên sẽ dãn đầu một cách tự nhiên, bởi vì ở gốc rễ của mọi hành động đích thực chúng ta luôn tìm thấy trạng thái bình yên sâu sắc. Sự phát triển không thể xảy ra trong sự hỗn loạn, và chúng ta cũng khó có thể tận hưởng được những bước tiến về phía trước trong khi sự xung đột và hỗn loạn vẫn hoành hành. Nhưng trong trường hợp chúng ta nhận ra rằng mình đang không có thái độ bình yên hoàn hảo, sự nỗ lực mạnh mẽ để đi vào trạng thái yên bình này sẽ không khắc phục được vấn đề. Sự bình yên trong tâm trí sẽ đến nhanh nhất không phải lúc chúng ta cố gắng trở nên bình yên, mà nó đến khi chúng ta cho phép bản thân được bình thường. Việc thư giãn tâm trí và cơ thể thường xuyên cũng sẽ giúp ích đáng kể, nhưng quan trọng nhất là đạt được ý thức về sự bình yên.

Ở bên trong chúng ta có một nơi - một trạng thái mà trong đó mọi thứ đều tĩnh lặng, và bởi vì hầu hết tất cả mọi người đều đã từng ý thức được trạng thái này ở những thời điểm khác nhau nên chúng ta biết rằng nó thực sự tồn tại. Việc trau dồi và tăng cường ý thức về trạng thái này là bí quyết thực sự để đạt được trạng thái bình yên thường trực trong tâm trí. Khi chúng ta ý thức được trạng thái đó chúng ta đi vào cái mà có thể được gọi trạng thái bình yên vĩnh viễn và do đó hiện thực hóa được sự bình yên vượt quá sự hiểu biết; và khi chúng ta trải nghiệm được trạng thái yên bình này chúng ta sẽ hiểu được tại sao nó thực sự vượt quá sự hiểu biết.

Một dẫn chứng nữa cho ý tưởng này – hãy quan sát và bạn sẽ thấy ở trung tâm/trọng tâm của mọi hành động luôn luôn là một sự yên lặng hoàn hảo, và chính là trung tâm này là nơi mọi hành động đều xuất phát. Theo cách tương tự, trong tâm trí của bạn cũng có một trung tâm mà trong đó là sự bình lặng hoàn toàn, và bạn có thể ý thức được trung tâm này bằng cách hướng sự chú ý một cách nhẹ nhàng và thường xuyên vào thế giới thanh bình bên trong. Việc này nên được làm vài lân một ngày, và cho dù chúng ta có cảm thấy yên bình đến mấy chúng ta cũng vẫn nên tiếp tục theo đuổi những mức độ tinh tế hơn của ý thức về sự yên bình này. Kết quả là bạn sẽ có nhiều sức mạnh hơn vì sự bình yên bảo toàn sức mạnh.

Tâm trí sẽ được giữ trong thái độ này – và đây là một thái độ thiết yếu cho sự phát triển, và bạn sẽ tránh được toàn bộ mọi bệnh tật và thất bại bắt nguồn từ sự rối loạn tinh thần. Theo quy luật rằng chúng ta sẽ luôn luôn trở nên ở bên ngoài những gì chúng ta cảm thấy bên trong, bạn sẽ trở nên yên bình trong tính cách một cách tự nhiên khi bạn ngày càng ý thức được nhiều hơn sự bình lặng sâu bên trong bạn. Nói cách khác, sự tĩnh lặng mà bạn cảm thấy bên trong mình khi bạn đang có ý thức về sự bình yên sẽ lan tỏa khắp toàn bộ hệ thống của bạn, và bạn sẽ trở nên bình yên trong mọi khía cạnh của tâm trí và cơ thể.

Một thái độ gần gũi với thái độ yên bình là trạng thái Điềm tĩnh, và đây cũng là một thái độ không thể thiếu được. Trạng thái yên bình có xu hướng bảo toàn và tích trữ năng lượng trong khi sự Điềm tĩnh sẽ giữ những năng lượng này trong một trạng thái mà khiến không một giọt nào bị mất đi. Bình yên là thái độ nghỉ ngơi trong khi Điềm tĩnh là thái độ làm việc. Trong trạng thái bình yên bạn cảm thấy tĩnh lặng hoàn toàn. Trong trạng thái Điềm tĩnh bạn cảm thấy sức mạnh to lớn bên trong bạn, và bạn giữ nó trong trạng thái sẵn sàng hành động.

Một tâm trí có sự Điềm tĩnh cao không chỉ được nạp những năng lượng khổng lồ, nhưng cũng có thể giữ lại những năng lượng này trong bất cứ bộ phận nào của hệ thống và có thể điều phối chúng đi bất cứ đâu mà không mất một chút công sức nào. Một tâm trí Điềm tĩnh kết hợp sự bình lặng với sức mạnh. Thông qua sự bình lặng tâm trí này duy trì được sự kết nối với vương quốc bên trong sâu thẳm, và do đó luôn luôn được cung cấp thêm sự sống và sức mạnh. Qua thái độ mạnh mẽ nó liên hệ bản thân mình với thế giới của hành động và do đó có thể tiến lên và hoàn thành mọi việc.

Tuy nhiên, thái độ Điềm tĩnh thường không được phát triển đầy đủ trong một người bình thường, bởi vì nghệ thuật trở nên vừa bình yên vừa mạnh mẽ chưa được trao sự chú ý nhiều trong xã hội; nhưng nó là một điều cực kỳ quan trọng, và không một ai, một khi đã mong muốn suy nghĩ để đạt được kết quả, có thể cho phép mình bỏ sót nghệ thuật cao cả này cho dù chỉ một giây phút.

Để có thể phát triển trạng thái Điềm tĩnh chúng ta nên làm việc, hành động, tư duy và sống trong cả ý thức của sự bình yên và ý thức của sức mạnh; tức là, chúng ta cần phải nhằm đến việc hợp nhất sự bình yên và sức mạnh trong tất cả mọi thứ chúng ta làm hoặc cảm thấy. Ở đây, chúng ta cần phải nhớ hai sự thật lớn, rằng sức mạnh vô biên đã tiềm ẩn sẵn bên trong chúng ta, và rằng bên trong sâu thẳm con người của chúng ta tất cả mọi thứ luôn yên lặng một cách hoàn hảo. Khi bạn nhận ra những sự thật lớn lao này bạn sẽ cảm thấy những sức mạnh khổng lồ thức dậy trong con người của bạn, nhưng bạn cũng sẽ thấy chúng không bao giờ thúc ép bản thân mình để di chuyển theo một dòng hành động nhất định, và rằng chúng không bao giờ trào lên bề mặt. Ngược lại, bạn sẽ thấy rằng mình có thể giữ chúng trong trạng thái nghỉ ngơi nhoặc hướng chúng vào một công việc tùy theo ý muốn. Khi bạn có trạng thái Điềm tĩnh, những năng lượng này cũng sẽ tồn tại trong trạng thái Điềm tĩnh. Chúng sẽ sở hữu trạng thái giống y như bạn, vì chúng là sản phẩm sáng tạo của bạn.

[CT: Một ví dụ là việc áp dụng quy luật này cho những người tập gym. Ban đầu, khi muốn trau dồi trạng thái Điềm tĩnh, trên thực tế chúng ta không nên nghe nhạc bốc hoặc gây hứng phấn quá mức.

Bạn có thể nghe những thể loại nhạc trầm hơn, thậm chí nhẹ nhàng như piano. Điều này giúp bạn đưa ý thức vào vương quốc bên trong sâu thẳm, và bạn có thể ý thức được cái sức mạnh lớn hơn và trầm lặng hơn đó.

Một khi đã ý thức được sức mạnh trầm lặng nhưng vô cùng mạnh mẽ này, hãy nhẹ nhàng nhưng dứt khoát hướng nó vào việc bạn đang muốn thực hiện, ví dụ như đẩy tạ. Bạn sẽ thấy rằng sức mạnh này sẽ tự đẩy tạ lên mà không cần sự thúc ép.

Nhưng khi ý thức rời vương quốc bên trong vào trào ra bề mặt, bạn sẽ thấy cơ bắp mình lập tức gồng ngay, và kết quả là bạn sẽ thậm chí còn yếu hơn.]

Hiệu ứng của sự Điềm tĩnh lên suy nghĩ là rất lớn, bởi vì thái độ Điềm tĩnh là một thái độ thiết yếu để có thể thúc đẩy những công việc và quá trình suy nghĩ mang tính xây dựng. Mục đích của nghệ thuật tư duy khoa học chính xác là để tạo ra những kết quả chúng ta đang nhắm tới, nhưng những kết quả này chỉ có thể đi theo việc áp dụng sức mạnh đúng cách, và sức mạnh không thể được áp dụng theo một cách xây dựng được trừ khi nó hoạt động trong trạng thái bình yên. Do đó, chúng ta hiểu tại sai trạng thái Điềm tĩnh, tức là sự hành động của sức mạnh trong trạng thái bình yên, là một thứ không thể thiếu được đối với tất cả những phương thức tư duy nhằm tạo ra kết quả.

Một trạng thái tinh thần có giá trị khổng lồ khác là sự hài hòa; và sự hài hòa chỉ cách trạng thái Điềm tĩnh một bước thôi, và chúng ta có thể dễ dàng đạt được bước sau một khi chúng ta đã đạt được bước trước. Trong trạng thái yên bình tâm trí tìm thấy bản thân đích thực của nó và sức mạnh tối thượng của nó. Thông qua thái độ Điềm tĩnh sức mạnh này được đưa vào hoạt động và được duy trì trong những phạm vi hành động đích thực của nó, nhưng chỉ qua thái độ hài hòa thì sức mạnh này có thể hành động một cách đúng đắn lên mọi thứ hoặc liên hệ một cách đúng đắn với mọi thứ.

[CT: Khi nói đến phạm vi hành động đích thực, cách hiểu tốt nhất của tôi là việc các chức năng của tâm trí được sử dụng đúng với phạm vi hoạt động lý tưởng của chúng. Ví dụ, khi ý chí khi tác động vào thế giới bên trong sâu thẳm của bạn, bạn sẽ không mất nhiều công sức mà vẫn hướng được các sức mạnh vào những công việc bạn đang muốn thực hiện.

Nhưng khi ý chí tác động ở trên bề mặt, nó sẽ dẫn đến sự gồng, sự căng thẳng, sự bất bình yên, và những điều này cũng làm năng lượng bị phân tán, thất thoát, làm việc thiếu hiệu quả, dẫn đến việc xây dựng kém chất lượng và không được bảo toàn trong hệ thống.

Điều này cũng dẫn đến câu hỏi thế nào mới là sức mạnh hoạt động trong đúng phạm vi của nó. Ví dụ nêu trên cũng cho thấy khi sức mạnh được duy trì trong trạng thái điềm tĩnh, sâu lắng, nó sẽ tự chảy và thể hiện bản thân để hoàn thành một công việc bạn đang hướng nó tới mà không cần bất kỳ sự gượng ép nào cả.

Việc này được minh họa trong trải nghiệm tập gym tôi đã đề cập phía trên, rằng khi sức mạnh được hướng và duy trì trong thế giới bên trong thì nó sẽ không bị thất thoát và kết quả là bạn sẽ đẩy tạ mạnh hơn rất nhiều. Nhưng khi nó trào ra bề mặt thì sẽ dẫn đến việc gồng, mỏi cơ, mất form chuẩn, gây nguy cơ chấn thương, vv.

Đây có lẽ chỉ là một trong nhiều ví dụ về việc làm sao cho các chức năng của tâm trí và sức mạnh bên trong hệ thống lam việc trong đúng phạm vi tồn tại của chúng. Nhưng một quy tắc tôi quan sát được trong việc áp dụng là - có khá nhiều chức năng đang được sử dụng sai, tức là khi hướng chúng vào bên trong, bạn làm việc rất hiệu quả, còn khi bị hướng ra bên ngoài mới dẫn đến những sự vất vả, mệt mỏi, và kém chất lượng. Cụ thể chúng là gì, chúng hoạt động như thế nào, sẽ được trình bày trong một bài khác sau khi các bằng chứng qua việc thực hành đã được thu thập đầy đủ.]

Sức mạnh không bao giờ dẫn đến kết quả gì trừ khi nó hành động trực tiếp lên một thứ gì đó, nhưng nó sẽ không thể hành động lên bất cứ điều gì mà đảm bảo được kết quả trừ khi có sự hài hòa giữa sức mạnh đang hành động và đối tượng đang nhận được hành động này. Không nên cố khởi phát bất kỳ một hành động gì cho đến khi sự hài hòa đã được thiết lập giữa hai yêu tố liên quan này. Trong vấn đề này, chúng ta nhận ra rằng hàng vạn những hành động có ý đồ tốt dẫn đến sự rối loạn, ốm đau và thất bại bởi vì không một chút sự chú ý nào đã được trao cho việc thiết lập sự hài hòa. Nhưng tầm quan trọng của việc thiết lập sự hài hòa trước khi chúng ta tiến hành trong việc làm bất cứ điều gì sẽ được nhận thấy rõ ràng, một khi chúng ta hiểu rằng mục đích đích thực của sự hài hòa là để đưa hai yếu tố liên quan vào một mối quan hệ hoàn hảo mà qua đó chúng có thể làm việc cùng nhau để thúc đẩy mục đích đang được nhắm tới.

Việc đạt được sự hài hòa đôi lúc yêu cầu cả hai yêu tố này phải thay đổi vị trí hoặc lập trường hiện tại của chúng. Cả hai có thể đều cần phải chịu nhân nhượng, nhưng điều này là một điều không thể từ chối được. Mục đích của chúng ta trong cuộc sống không phải là để đứng yên một chỗ, nhưng để làm điều gì đó; và nếu chúng ta có thể làm điều gì đó có giá trị qua việc thay đổi vị trí hoặc lập trường của mình, thì đó chính là điều chúng ta cần làm. Trên thực tế, chúng ta còn có thể quay lại một cách có lợi với những lập trường hoặc vị trí chúng ta có thể tin rằng mình đã vượt qua rồi, nếu chúng một điều gì đó có giá trị có thể được thực hiện thông qua sự di chuyển này. Điều thiết yếu chúng ta cần suy xét, tuy nhiên, chính là kết quả. Bất kỳ một hành động nào dẫn đến những kết quả tốt hơn là một sự di chuyển đúng hướng.

Chúng ta không thể trau dồi sự hài hoa bằng sự cô lập hoặc sự tách biệt. Có rất nhiều tâm trí nhgix rằng họ đang tồn tại trong sự hài hòa hoàn hảo khi họ đang ở một mình, nhưng thực sự thì họ không. Họ đơn giản đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi và cảm giác họ có được có phần giống với một số trạng thái của sự hài hòa. Chúng ta thực sự chỉ có trạng thái hài hòa khi chúng ta đang liên hệ một cách đúng đắn với một người hoặc một vật gì khác. Phải có ít nhất hai yếu tố trước khi có được sự hài hòa, và cả hai yếu tố này cần thiết phải liên hệ với nhau một cách đúng đắn.

Cách tốt nhất để trau đồi trạng thái tinh thần của sự hài hòa là việc thích nghi bản thân một cách có ý thức với tất cả mọi thứ và tất cả mọi người bạn gặp. Không bao giờ chống đối hay tạo ra sự đối kháng với bất cứ điều gì, hoặc thờ ơ với bất kỳ ai. Cho dù bạn đang ở đâu, hãy cố gắng tìm kiếm khía cạnh dễ chịu của sự việc và cố gắng hành động với mọi việc theo thái độ đó. Sau một thời gian bạn sẽ cảm thấy việc gặp gỡ mọi người và mọi sự vật trong thế giới của họ trở thành một việc dễ dàng, và khi bạn có thể làm được việc này bạn có thể kết hợp với họ trong việc đạt được những kết quả mà cả hai đáng lẽ ra sẽ không thể đạt được nếu hành động một mình.

Để đạt được kết quả, ít nhất hai hoặc yếu tố hoặc nhiều hơn cần phải làm việc với nhau, nhưng chúng không thể làm việc với nhau một cách xây dựng được trừ khi chúng hài hòa với nhau; tức là, trừ khi chúng liên hệ một cách hoàn hảo với nhau. Tuy nhiên, sự hài hòa không đơn giản là việc có một mối quan hệ tốt đẹp với một điều gì đó. Bạn có thể có mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người nhưng lại không có sự hài hòa với ai cả. Chúng ta chỉ có sự hài hòa với con người hoặc sự vật một khi hai yếu tố hay hai bên liên quan thực sự có thể làm việc với nhau trong việc thúc đẩy một mục đích thực tế nào đó.

Trong thế giới tinh thần, quy luật này có thể được nhận biết dễ dàng và cách thức hoạt động của nó có thể được chứng minh là tuyệt đối. Bạn có thể có một tâm trí tài giỏi, nhưng nếu những phần khác nhau của tâm trí bạn không hài hòa và làm việc với nhau bạn sẽ không thể đạt được nhiều, và trên thực tế có rất nhiều bộ óc tài giỏi sống trong tình trạng này. Và rồi chúng ta cũng tìm thấy những tâm trí chỉ giởi vừa vừa nhưng lại đạt được rất nhiều thứ, và lý do là vì những phần khác nhau của những tâm trí này đều hài hòa với nhau và làm việc với nhau dựa trên những định luật của hành động xây dựng.

Và ở đây, chúng ta nên nhớ rằng bất kể khi nào hai hoặc nhiều hơn những yếu tố thực sự làm việc với nhau thì những kết quả theo mong muốn sẽ ắt phải theo sau. Việc tìm cách đồng ý với đối thủ của bạn cũng có ý tầm quan trọng tương tự. Tất cả các dạng nghịch cảnh hay thử thách đều có một mặt nhất định của nó mà qua đó bạn có thể thích nghi bản thân. Hãy tìm cái mặt đó, và cố gắng liên hệ bản thân một cách hài hòa và xây dựng với sức mạnh của mặt đó. Bạn sẽ tránh được những rắc rối và do đó mang lại hàng loạt những điều tốt đẹp mà đã không thể xảy ra nếu không có những thử thách đó.

Việc trở nên hài hòa với những nghịch cảnh không có nghĩa là bạn đi theo hoặc bắt chước những sự bất lợi đó. Ở tất cả mọi thời điểm chúng ta nên là chính mình. Chúng ta không nên thay đổi bất cứ điều gì trong sự cá nhân, độc đáo và độc lập của mình, nhưng chúng ta cần phải cố gắng thích nghi những hành động của sự cá nhân độc đáo đó, cho dùng những hành động này mang tính tinh thần hay vật lý, đối với những sự vật mà chúng ta đang liên kết với. Trong mọi nghịch cảnh chúng ta cần nhớ rằng cái xấu chỉ là cái tốt đi sai hướng và rằng sức mạnh trong cái này cũng giống y hệt sức mạnh trong cái kia; đó chỉ là điều tốt bị hướng sai, chỉ có vậy thôi.

Nhưng bạn không được đồng bộ bản thân với sự sai hướng đó. Bạn cần phải đồng bộ bản thân với sức mạnh ở đằng sau hành động đó và cố gắng sử dụng sức mạnh đó vào một việc có giá trị. Ở đây chúng ta tìm thấy một chủ đề mà có thể viết hàng tập sách về, nhưng bí quyết thực sự đằng sau tất cả những điều này thực sự rất đơn giản. Hãy thích nghi bản thân với mọi sự vật và mọi người với mục đích đạt được hành động thống nhất vì lợi ích lớn hơn của tất cả. Do đó bạn sẽ có thể tiếp tục trong sự hài hòa hoản hảo, và bạn sẽ khiến tất cả những hành động xuất phát từ những nỗ lực của mình làm việc trực tiếp để tạo ra những kết quả bạn đang nhắm tới.      


Chương tiếp theo: [4]: Khát vọng và Hài lòng


Instagram


English original: Part 3

Among the right states of mind the attitude of peace naturally comes first because at the foundation of all true action we find a state of deep calm. No growth is possible in confusion nor can we enjoy the steps already taken while strife and disturbance prevail. But if we find that we are not in a perfectly peaceful attitude the matter cannot be remedied through a strenuous effort to secure peace. Peace of mind comes most quickly when we do not try to be peaceful, but simply permit ourselves to be normal. To relax mind and body at frequent intervals will also aid remarkably, but the most important of all is the attainment of the consciousness of peace.

There is a state within us where all is still, and as nearly all of us have been conscious of this state at different times we know that it actually exists. To cultivate the consciousness of this state is the real secret of attaining a permanent mental state of peace. When we become conscious of that state we enter what may be termed the permanent condition of peace and thereby realize the peace that passeth understanding; and when we are in that state of peace we know why it does pass understanding.

A further proof of this idea is found in the fact that the center of all action is absolutely still, and that from this center all action proceeds. In like manner there is an absolutely still center in your own mind, and you can become conscious of that center by turning your attention gently and frequently upon the serene within. This should be done several times a day and no matter how peaceful we may feel we should daily seek a still finer realization of this consciousness of peace. The result will be more power because peace conserves energy. The mind will be kept in the necessary attitude for growth and you will avoid all such ills and failures as originate in mental confusion. According to the law that we always become in the without as we feel in the within you will naturally become more and more conscious of. peacefulness in your personality as you become more conscious of the calm that is within you. In other words, the same stillness that you feel within yourself when in the consciousness of peace, will unfold itself through your entire system and you will become peaceful in every part of mind and body.

Closely related to the attitude of peace we have that of poise, and this is an attitude that is simply indispensable. The attainment of peace tends to conserve and accumulate energy while the attainment of poise tends to hold that energy in such a way that not a particle is lost. Peace is a restful attitude while poise is a working attitude. In peace you feel absolutely still. In poise you feel and hold the mighty power within you ready for action.

The well poised mind is not only charged with enormous energies, but can also retain those energies in any part of the system and can direct them towards any effort desired. The poised mind combines calmness with power. Through the attitude of calmness it retains its touch with the depths within and is thus constantly supplied with added life and power. Through the attitude of strength it relates itself to the world of action and thus becomes able to go forth and do things. The attitude of poise, however, is not well developed in the average person as the art of. being peaceful and powerful at the same time is an art that has received but little attention; but it is something that is extremely important and no one who desires to learn to think and act for results can afford to neglect this high art for a moment.

To proceed with the development of poise we should work, act, think and live in the consciousness of peace and in the consciousness of power; that is, we should aim to combine peace and power in everything that we feel or do. Here we should remember two great truths; that is, that unlimited power is latent within us and that at the depth of our being everything is perfectly still. When you realize these great truths you will feel more and more that enormous energies are alive in your being, but you will find that they never force themselves into any particular line of action, and that they never run over on the surface. On the other hand, you will find that you can hold those energies in perfect repose or turn them into your work just as you wish. When you have poise therefore all those energies will also have poise. They will be as you are because they are your creations.

The effect of poise upon thinking is very great because the attitude of poise is the one essential attitude through which constructive work of mind or thought can be promoted. The object of exact scientific thinking is to bring about the results we have in view, but results follow only the true application of power, and power cannot be applied constructively unless it acts through the state of peace. We therefore understand why poise, the action of power in peace, is indispensable to every mode of thinking that aims to produce results.

Another mental state of extreme value is that of harmony; and as there is only a step from peace and poise to harmony we may readily acquire the latter when we have acquired the former. In the attitude of peace the mind finds its true self and its own supreme power. Through the attitude of poise this power is brought forth into action and is held in its true spheres of action, but it is only through harmony that this power can act properly upon things or in connection with things. Nothing comes from the application of power unless it acts directly upon something, but it cannot act upon anything with the assurance of results unless there is harmony between the power that acts and the thing acted upon. No action should be attempted therefore until harmony is secured between the two factors involved. In this connection we find that thousands of well meant actions lead to confusion, sickness and failure because no attention was given to the attainment of harmony. But the importance of attaining harmony before undertaking anything is realized when we learn that the real purpose of harmony is to bring the two factors concerned into that perfect relationship where they can work together for the promotion of the object in view.

To secure harmony it may be necessary for both factors to change their present positions. They may have to meet each other half way, but there can be no objection to this. Our object in life is not to stand where we are, but to do something; and if we can do something of value by changing our present position, that is the very thing we should do. In fact, we can even return with advantage to positions that we imagine have been outgrown if something of value can be accomplished by such a move. The one thing to consider, however, is the result. Any movement that leads to results is a movement in the right direction.

Harmony is not cultivated by isolation nor exclusiveness. There are many minds who think they are in perfect harmony when they are alone, but they are not. They are simply at rest and the sensation is somewhat similar to certain states of harmony. We are in harmony only when we are properly related to some one else or something else. There must be at least two factors before there can be harmony and those two factors must be properly related.

The best way to cultivate the mental state of harmony is to adapt yourself consciously to everything and everybody that you meet. Never resist or antagonize anything nor hold yourself aloof from any body. Wherever you are aim to look for the agreeable side of things and try to act with everything while in that attitude. After a while you will find it an easy matter to meet all things and all persons in their world, and when you can do this you can unite with them in securing results that neither side could have secured alone.

To secure results two or more factors must work together, but they cannot work together constructively unless they are in harmony; that is, unless they are perfectly related to each other. To be in harmony, however, does not mean simply to be on good terms. You may be on good terms with everybody and not be in harmony with anybody. We are in harmony with persons and things when the two factors or sides concerned can actually work together for the promotion of some actual purpose. In the mental world this law is very easily discerned and its operations found to be exact. You may have a fine mind, but if the different parts of your mind do not harmonize and work together you will accomplish but little, and there are thousands of brilliant minds in this very condition. Then we find minds with simply a fair amount of ability who accomplish a great deal, and the reason is that the different parts of such minds are in harmony working together according to the laws of constructive action. And here we should remember that wherever two or more factors actually work together desirable results will positively follow. To agree with your adversary has the same significance. There is a certain side of every form of adversity to which you can adapt yourself. Look for that side and try to relate yourself harmoniously and constructively to the power of that side. You will avoid much trouble thereby and bring to pass scores of good things that otherwise would not have been realized.

To harmonize with the adverse does not mean that you are to follow or imitate the adverse. At all times we should be ourselves. We should change nothing in our own individuality, but should aim primarily to adapt the actions of our individuality, whether physical or mental, to those things with which we may be associated. Under all adverse circumstances we should remember that vice is virtue gone wrong and that the power in the one is the same as the power in the other; the good misdirected, that is all. But you are not to harmonize with the misdirection. You are to harmonize with the power that is back of the action and try to use that power for some valued purpose. Here we find a subject upon which volumes could be written, but the real secret that underlies it all is simple. Adapt yourself to everything and everybody with a view of securing united action for greater good. You, will thus continue in perfect harmony, and you will cause every action that may result from your efforts to work directly for the production of the results you have in view.


Download Book HERE.

2 views0 comments

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page